Theo PhoneArena, một người dùng đã chia sẻ bức ảnh được cho là ốp lưng cho iPhone Xs Max và iPhone 9 xuất hiện tại cửa hàng Walmart.
![]() |
So sánh iPhone X với ốp lưng iPhone 9 màn hình 6,1 inch |
Tài khoản Meechflow95 chia sẻ bức ảnh trên Reddit đã đặt chiếc iPhone X cạnh ốp lưng mới để so sánh kích thước.
Hai chiếc iPhone Xs Max và iPhone 9 dự kiến sẽ có màn hình lớn tương ứng là 6,5 inch và 6,1 inch. Chiếc ốp lưng được cho là của iPhone 2018 rõ ràng lớn hơn iPhone X với màn hình 5,8 inch khá nhiều.
![]() |
So sánh iPhone 8 với ốp lưng iPhone Xs Max |
Có vẻ như iPhone Xs Max sẽ có kích thước tương đương với iPhone 8 Plus.
Ốp lưng cả iPhone Xs Max và iPhone 9 đều có khoảng trống cho cụm camera kép dọc ở phía sau. Tuy nhiên, camera của iPhone Xs Max và iPhone 9 sẽ không giống nhau. Theo tin đồn, iPhone 9 chỉ có camera đơn trong khi iPhone Xs Max sẽ dùng camera 2 ống kính.
Các thông tin rò rỉ đều cho rằng, 3 phiên bản iPhone 2018 đều có thiết kế giống với iPhone X ra mắt mùa thu năm ngoái với màn hình tràn cạnh và "tai thỏ". iPhone Xs và iPhone Xs Max được trang bị màn hình OLED. Còn iPhone 9 sẽ dùng màn hình LCD và cắt bớt vài tính năng để giảm giá.
Mới đây, một nhà bán lẻ ở Romani đã bắt đầu cho đặt hàng trước loạt iPhone 2018 bao gồm cả iPhone 9, iPhone Xs và iPhone Xs Max trên trang bán hàng trực tuyến.
Hải Phong (theo PhoneArena)
Các tin đồn từ đầu năm đã tiết lộ các phiên bản màu khác nhau của iPhone 2018. Thế nhưng, đây mới là bức ảnh tiết lộ màu iPhone 2018 mới nhất.
" alt=""/>Ảnh ốp lưng iPhone Xs Max và iPhone 9 tiết lộ gì về iPhone mới?Bộ Tài chính vừa tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025.
Theo tin từ Cổng thông tin Bộ Tài chính, tại buổi họp, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết: Việc triển khai xây dựng Chính phủ điện tử của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước tiến quan trọng, đặc biệt là chuyển biến trong nhận thức về Chính phủ điện tử và quá trình triển khai hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số, đảm bảo gắn kết giữa cải cách hành chính với ứng dụng CNTT, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Mục tiêu của kế hoạch hành động là hoàn thiện nền tảng Chính phủ điện tử của Bộ Tài chính nhằm nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, công khai minh bạch hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Tài chính trên môi trường mạng, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng, đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công của Bộ Tài chính, đảm bảo phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn; phát triển tài chính điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới tài chính số.
" alt=""/>Phát triển tài chính điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới tài chính sốTại diễn đàn Hanoi Innovation Summit được tổ chức tại Hà Nội đầu tuần trước, mặc dù đã là phiên thảo luận cuối cùng của sự kiện và là phiên thảo luận duy nhất trong diễn đàn các diễn giả đều là người Việt, tuy nhiên chủ đề về "Người phụ nữ làm lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ" đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của đa số người tham dự.
Mặc dù lĩnh vực công nghệ đang phát triển rất mạnh dưới sự tác động của nền công nghiệp 4.0 song thống kê trong năm 2018 chỉ có 20% lãnh đạo tại các công ty công nghệ là nữ giới. Tại Facebook và Google, hai ông lớn ngành công nghệ, các nhân viên trong lĩnh vực nghiên cứu trí tuệ nhân tạo chỉ có 15% và 10% là nữ giới. Vậy tại sao số lượng nữ giới làm việc trong lĩnh vực công nghệ lại thấp như vậy, họ đang phải đối mặt với những thách thức gì khi lựa chọn nghề nghiệp mà nam giới đang chi phối.
Hai diễn giả là giáo sư Jenny Đặng (Đặng Mỹ Châu), CEO Topica Phillipines và Đoàn Kiều My, founder của YellowBlocks đã chia sẻ những câu chuyện rất thật về các khó khăn trong quá trình trở thành lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ.
Tiến sỹ Đặng Mỹ Châu - Giám đốc điều hành Topica khu vực
Tiến sĩ Đặng Mỹ Châu, Giám đốc điều hành của TOPICA khu vực Singapore - Philippines và Thái Lan, hiện đang lãnh đạo và quản lý tất cả các hoạt động quan hệ đối tác quốc tế của Topica từ năm 2015 đến nay. Bà Châu làm Giám đốc Học thuật của Trung tâm Hợp tác Quốc tế, Đại học Ngân hàng TP.HCM từ tháng 3 năm 2007 đến tháng 11 năm 2008 và là Trưởng phòng Chương trình Học tập Quốc tế của Đại học Quốc tế TP.HCM từ 2008 đến 2009. Trước đó, bà làm giảng viên của trường trường đại học Ngân hàng và đại học Tôn Đức Thắng.
Tiến sĩ Đặng Mỹ Châu đã tham gia sâu vào các hoạt động ươm tạo ảo, với tư cách là đồng giám đốc của Viện sáng lập Topica Thành phố Hồ Chí Minh, đồng tổ chức của Mobile Monday (được hỗ trợ bởi chương trình ươm tạo ảo của World Bank), đã đào tạo hàng chục nhà quản lý và các quan chức chính phủ về các khóa học quản lý vườn ươm.
Bà đã gắn bó với lĩnh vực công nghệ được 10 năm và tự nhận mình khá lớn tuổi so với các bạn đồng nghiệp. 10 năm trước, khi ở độ tuổi 37, một độ tuổi có thể coi là "sức ỳ lớn", trong một lần đọc về quảng cáo tìm kiếm trưởng đại diện cho Topica Việt Nam, bà Châu đã suy nghĩ và quyết định "mình cần phải thay đổi, mình không thể ở lì ở đây mãi được". Đơn xin việc đã được gửi đi và người phỏng vấn là một người rất trẻ.
"Khi tôi gặp sếp, tôi đã nghĩ là đây chỉ là sinh viên chứ không giống những ông sếp to như mình tưởng tượng, nhưng cuối cùng cậu ấy đã hướng dẫn tôi rất nhiều và mình học hỏi được rất nhiều từ một vị lãnh đạo trẻ tuổi", bà Châu chia sẻ.
"Trong suốt thời gian làm việc ở trường đại học, tôi chỉ làm việc theo thói quen. Khi vượt khỏi bức tường đó, tôi đã phải thích nghi và học được rất nhiều. Tôi là người cao tuổi thứ 2 trong công ty, sau một nam giới. Tôi không có kinh nghiệm gì về startup hay e-learning. Trước đây môi trường khởi nghiệp không phát triển mạnh mẽ như bây giờ. Chúng tôi đã phải học về telesale, tổ chức rất nhiều các sự kiện và đến các trường để phổ biến về e-learning. Nhưng có rất nhiều cánh cửa đã đóng lại trước mặt chúng tôi khi một số trường cho rằng học trực tiếp trên lớp còn không ăn thua nữa là học qua mạng, và chúng tôi đã phải vượt qua rất nhiều trở ngại để mọi người có thể hiểu và chấp nhận khái niệm học trực tuyến", bà Châu chia sẻ về những ngày đầu khởi nghiệp.
Trong quá trình làm việc, tuần nào bà Châu cũng phải đi công tác Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng. Năm 2014, bà Châu sang Phillipines để thiết lập các mối quan hệ đối tác và tạo cơ sở của Topica ở đó. "Những đồng nghiệp xung quanh hỏi tôi đã li dị chưa, vì tôi đi suốt ngày, tuần nào tôi cũng đi công tác. Nhưng tôi nói với họ tôi mới có 1 chồng duy nhất và hiện chúng tôi vẫn hạnh phúc, tôi phải để ảnh chồng trên Facebook để họ đỡ phải nghĩ tôi đã li dị hay chưa", bà Châu bật cười khi nhắc về những kỉ niệm khi lãnh đạo một tổ chức mới, ở một đất nước xa lạ.
" alt=""/>CEO Topica khu vực: 37 tuổi khởi nghiệp trong lĩnh vực e